Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

Bệnh Tay chân miệng – Dấu hiệu nhận biết và Cách phòng ngừa bệnh Tay chân miệng

Đăng bởi Suri Store ngày bình luận

Bệnh tay chân miệng đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh. Để nhận biết dấu hiệu căn bệnh này ở trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời, đòi hỏi bố mẹ phải có được những kiến thức cơ bản về triệu chứng cũng như dấu hiệu của bệnh.

    ♥  Bé yêu của bạn bỗng sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi, nóng, sốt rồi trong miệng, môi, trong lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí cả xung quanh hậu môn cũng nổi bóng nước. Đây có thể là những dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm này ở trẻ em. Vậy bệnh tay chân miệng là bệnh gì? Độ nguy hiểm của bệnh thế nào đối với trẻ em?

    ♥  Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh, có thể có các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não dễ dẫn đến tử vong. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có văc-xin dự phòng. Do đó cần phải:

– Thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh để hạn chế lây lan bệnh.

– Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, cần theo dõi trẻ sát, phát hiệm sớm các dấu hiệu chuyển năng nhanh chóng đưa trẻ kịp thời đến bệnh viện.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

  • Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh hay gặp vào mùa hè, tuy nhiên bệnh vẫn xảy ra rải rác quanh năm. Bệnh lây trực tiếp qua đường tiêu hoá khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh, lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virut.

  • Bệnh Tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Đặc biệt trẻ < 3 tuổi, các trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn.
  • Bệnh Tay chân miệng thường là một bệnh nhẹ, hầu hết tất cả bệnh nhân hồi phục trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng.

    Bệnh cũng có thể diễn biến nặng như: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, thường do vi rút EV71 gây ra.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh Tay chân miệng

   Ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em có các đặc trưng như bệnh cúm. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38-39 độ C). Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước  là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết đốm nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch  và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh chân tay miệng sẽ khó xác định nếu con bạn chỉ bị nổi bóng nước trong miệng hoặc cổ họng. Do còn quá nhỏ nên con không thể nói cho bạn biết rằng con bị đau họng. Do đó nếu thấy trẻ sốt và có dấu hiệu ngừng ăn hoặc uống hoặc không muốn ăn hoặc uống thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

   Bệnh Tay chân miệng thường bắt đầu với các biểu hiện như:

– Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.

– Một hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má.

– Phát ban trên da, không ngứa trong 1-2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và /hoặc ở cơ quan sinh dục.

– Người bị bệnh Tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng.

– Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn; có thể hay giật mình

– Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếng vì đau họng

– Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.

– Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Lưu ý:

  • Sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh trẻ sẽ không bị bệnh ngay mà phải mất khoảng từ ​​3 đến 6 ngày các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mới xuất hiện. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh.
  • Trong một số trường hợp, trẻ bị  tay chân miệng có thể không có dấu hiệu của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều đó thường khiến bạn chủ quan. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

   Mẹ cần đưa trẻ đến cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:

– Sốt cao (từ 38,5oC trở lên)

– Ói nhiều

– Giật mình, hốt hoảng.

– Run chi.

– Yếu liệt tay hoặc chân

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh Tay chân miệng

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ.
  • Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
  • Hãy ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh

  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nhiều người khi con có dấu hiệu mắc bệnh vẫn cố đưa trẻ đến lớp vì rất nhiều lý do, không có người trông, con đã đỡ để đưa trẻ đến trường. Trong khi đó, tay chân miệng rất dễ lây lan, là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca mắc tay chân miệng trong trường học.
  • Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách.

  • Luôn lau dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường

  • Quần áo của bé, drap trải giường, chăn màn bằng xà phòng và nước nóng, phơi dưới ánh nắng mặt trời.

4. Bé bị Tay chân miệng ăn uống như thế nào?

  • Vì trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn do đau trong miệng (miệng loét), mệt mỏi, hay quấy khóc cho nên thức ăn phải nấu thật nhuyễn, mềm, đủ chất và không nóng để cho trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn và quên đi sự đau đớn.
  • Trẻ có thể ăn sữa chua, váng sữa, phô mai sữa bột pha hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi.Nếu bé khó nuốt, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần của bé ra và cho bé ăn từng chút một.
  • Với trẻ còn bú mẹ, cần cho trẻ bú như bình thường và có thể tăng số lần, thời gian cho bú, vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Nếu bé làm biếng ăn nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày (vì trẻ đau miệng), mỗi lần ít một làm sao đủ năng lượng cho trẻ và không làm đau trẻ do các dụng cụ như thìa, ống hút sữa, bình, cốc… đụng chạm vào vết loét ở miệng của trẻ làm trẻ sợ. Không nên ép bé ăn vì các vết loét sẽ làm bé bị đau khiến bé sợ không dám ăn.
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, cay hoặc chua nếu miệng bé bị tổn thương. Những loại thực phẩm dạng này có thể khiến các vết loét của trẻ thêm trầm trọng hơn.

Bệnh tay chân miệng là bệnh rất phổ biến đối với trẻ nhỏ. Bố mẹ cần chú ý quan sát kỹ những biểu hiện bất thường ở trẻ để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời nhé!

ST

  •  

Cũ hơn Mới hơn

Lấy lại mật khẩu

DMCA.com Protection Status