Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

Mách mẹ bí quyết giúp bé sơ sinh hạn chế tình trạng vặn mình

Đăng bởi Suri Store ngày bình luận

Trẻ sơ sinh hay vặn mình trong vài phút thông thường là biểu hiện sinh lý bình thường, không đáng lo ngại. Tình trạng này sẽ giảm dần khi bé được 3 tháng tuổi.

Tuy nhiên, sẽ là bất thường nếu việc vặn mình xảy ra quá thường xuyên, kèm theo dấu hiệu: ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều… Lúc này mẹ cần theo dõi hoặc đưa bé đi khám, vì đó có thể là biểu hiện của thiếu canxi hoặc một vài bệnh khác. Pampers mách mẹ một số mẹo hay để giúp làm giảm  tình trạng vặn mình thông thường ở bé sơ sinh nhé!

1. Thay chiếc tã êm ái và quần áo rộng rãi, thoải mái để giúp bé ngủ ngon

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến bé hay vặn mình khi ngủ là do giấc ngủ

của bé không sâu, bị kích thích bởi các tác động xung quanh. Để cải thiện điều này, mẹ cần kiểm tra lại một loạt yếu tố dễ gây ảnh hưởng giấc ngủ như:

– Cần chọn tã thấm hút tốt, mang đến sự thoải mái tối đa cho bé.

– Cho bé mặc quần áo ngủ rộng rãi, đủ ấm.

– Chú ý nhiệt độ phòng, không bao giờ để bé bị nóng hoặc lạnh quá.

– Đệm và chăn gối sạch sẽ, không để bé ngứa, khó chịu.

2. Ở bên cạnh xoa dịu con thật nhẹ nhàng

Khi bé vặn người, mẹ có thể ôm bé vào lòng, vuốt ve, âu yếm để bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Bạn hãy cố gắng đừng lo lắng, căng thẳng vì bé cực kỳ nhạy cảm.

Sự lo lắng, căng thẳng của mẹ có thể khiến bé “bất an” theo.

Hai mẹ con cứ bên cạnh nhau như thế. Mẹ chỉ cần hát ru, vỗ về, xoa dịu, cho bé nghe tiếng nói của bạn… Khi cảm thấy “an toàn” và được che chở, bé sẽ thôi không còn gồng mình, vặn mình vậy nữa.

3. Tắm nắng cho bé thường xuyên

Sau khi chào đời bé rất dễ thiếu hụt canxi, đặc biệt là những bé sinh non. Tình trạng thiếu canxi sẽ dẫn tới việc bé hay vặn mình, gồng đỏ mặt, khóc và tỉnh giấc nửa đêm.Một cách để mẹ bổ sung cho bé, tránh tình trạng bé vặn mình chính là tắm nắng bé thường xuyên. Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là khoảng 7h sáng, khi ánh mặttrời còn rất dịu, trời vừa đủ ấm.

4. Mẹ ăn uống đầy đủ, tránh kiêng khem

Bạn sẽ thắc mắc: Ồ, việc trẻ sơ sinh hay vặn mình thì… liên quan gì đến bữa ăn của mẹ? Thế mà có đấy! Nguồn canxi thời điểm này của bé được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ (trừ trường hợp trẻ bú sữa ngoài). Vì vậy, mẹ cần ăn uống đầy đủ, tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu, các loại cá nhỏ có thể ăn luôn xương và uống thêm các thực phẩm bổ sung canxi. Thực đơn đa dạng, đầy đủ canxi của mẹ chính là một cách gián tiếp để giúp bé cưng không bị vặn mình nữa.

5. Lưu ý đến các cảm xúc của con

Hầu hết trẻ sơ sinh đều từng vặn mình. Đó là cách đơn giản để trẻ thư giãn các cơ bắp và khớp xương khi phải nằm một chỗ quá lâu. Điều này khá bình thường và phổ biến,nên mẹ chẳng cần lo lắng quá mức. Chứng vặn mình sẽ tự biến sau vài tuần hoặc tối đa 3 tháng. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, vặn mình cũng có thể là một cách để bé “thể hiện cảm xúc”: bé đau, bé khó chịu, bé không thoải mái, bé đói và mệt, bé ướt tã… Vì vậy, việc mẹ cần làm khi thấy bé vặn mình là thử “đọc” biểu hiện này, khắc phục ngay những nguyên nhân làm bé khó chịu.

6. Và tuyệt đối không sử dụng những “mẹo lạ” chữa vặn mình

Nhiều người thường rỉ tai nhau những phương pháp chữa vặn mình dân gian như xông hơi, tẩy lông trên lưng bé, chườm nóng, đắp lá… Mẹ lưu ý rằng tuyệt đối không sử dụng bất kỳ “mẹo” nào có thể gây ảnh hưởng đến bé nhé. Bé sơ sinh ở những tháng đầu tiên cực kỳ non nớt. Bất kỳ một tác động bất thường nào, ví dụ như lấy lá trầu không chà lưng cho bé đều nên tránh thực hiện, vì dễ dẫn đến những ảnh hưởng bất ngờ với làn da của con. Nếu bạn thật sự cảm thấy lo lắng vì chứng vặn mình của con, hãy đến bác sĩ thay vì chọn những cách đắp lá hay chườm nóng.

ST


Cũ hơn Mới hơn

Lấy lại mật khẩu

DMCA.com Protection Status