Đây là những sai lầm trong nuôi con mà đa số các ông Bố bà Mẹ đều mắc phải. Mình tổng hợp lại để tránh gặp những sai lầm đáng tiếc!
* BÀI VIẾT KHÔNG CỔ SÚY AI, CÁC BỐ MẸ CÓ THỂ LÀM THEO HOẶC KHÔNG TÙY THEO Ý KIẾN VÀ KIẾN THỨC MỖI NGƯỜI.
A. Ăn Uống
1. Bắt con ăn hết phần ăn : Trẻ có quyền tự quyết định mình có thể ăn được đến đâu, việc ép buộc con dần dà sẽ làm trẻ sợ hãi bữa ăn và không còn tìm thấy sự thích thú ở bữa ăn nữa. Thay vào đó, Mẹ có thể thay đổi thức ăn liên tục để giúp con luôn tìm thấy sự mới mẻ mỗi ngày.
2. Con ọc sữa bữa sau lại pha sữa cho ăn nhiều hơn để bù lại : Việc trẻ ọc sữa có 90% là vì đầy hơi, do bình sữa trẻ bú không phải loại thoát khí tốt, Mẹ có thể tìm đến bình MAM, Dr Brown để hạn chế việc ọc sữa. 9% còn lại do dạ dày của trẻ chưa hoàn chỉnh ở những tháng đầu tiên việc này không cần quá lo lắng, chỉ 5% còn lại là do trẻ bị dạ dày trào ngược bẩm sinh. Dạ dày bé chỉ hấp thụ ở mức nhất định nên Mẹ có pha thêm để bù vào cũng chỉ tổ làm con ọc nhiều hơn thế.
3. Uống nhiều sữa giàu năng lượng liên tục : Sẽ càng làm thận của trẻ quá tải, gây yếu gan yếu thận chứ không tốt như quảng cáo. Hãy cho trẻ dùng sữa năng lượng cao tối đa 6 tháng.
4. "Con không ăn là cô/chú/bác kia đến bắt con đấy" : Không dùng lời lẽ đe dọa khiến trẻ cảm thấy tự ti và không an toàn khi gặp hàng xóm hay người lạ.
5. Cho con uống nước 6 tháng đầu đời : Nồng độ natri trong nước sẽ làm con bị nhiễm độc và ảnh hưởng não bộ. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước để "tráng miệng" mà có các loại trà dành riêng cho trẻ sơ sinh như Semper, Hipp, Wakodo v..v
6. Mật ong rơ lưỡi cho con sạch : Trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong có khả năng xui xẻo làm trẻ bị tê liệt.
7. Pha sữa cho con với nhiệt độ tự áng chừng : 90% trẻ bị rối loạn tiêu hóa do Bố Mẹ ông bà tự ý áng chừng nhiệt độ pha sữa công thức cho trẻ. Hãy sắm ngay chiếc đo nhiệt độ nước chỉ vài trăm nghìn để chắc chắn nhiệt độ chuẩn cho sữa chín để con có một đường ruột khỏe mạnh.
8. Ủ ấm cho con khi bị sốt : Khi trẻ bị sốt cao co giật các bác sỹ quyết định vứt con vào bồn lạnh ngay lập tức để bảo toàn tính mạng. Do vậy khi trẻ sốt Mẹ cho con uống nhiều điện giải, mặc đồ thoáng mát để con hạ nhiệt nhanh.
9. Trẻ sốt lấy khăn lạnh lau người : Khi trẻ bị sốt, Mẹ phải lau cho con bằng khăn nhúng nước ấm để tránh trẻ càng bị nhiễm lạnh do nước thấm vào cơ thể.
10. Không cho trẻ ăn nhiều rau mà lại nhiều thịt : Rau là nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào hơn cả thịt cá, Mẹ không tập cho con ăn rau củ bé sẽ bị táo bón, sau này biếng ăn, khó ăn.
11. Không cho trẻ nếm thử vị cay, đắng ngay từ 6 tháng : Mẹ hoàn toàn có thể cho con thử một chút tiêu, một chút khổ qua, ớt chuông xanh, tập cho con ăn dần dần quen để bé có thể ăn được hết tất cả mùi vị trên đời.
12. Bữa ăn kéo dài quá 30 phút : Hãy cho con được biết tầm quan trọng của thức ăn là thế nào, nếu một bữa ăn đã quá 30 phút trẻ không ăn hết, Mẹ đừng tiếc và hãy cho con dừng lại. Bữa ăn sau cũng không cho ăn bù mà chỉ đúng khẩu phần như cũ. Nếu con không ăn đó là sự lựa chọn của trẻ và bỏ luôn bữa ăn đó, cho tới khi trẻ thật sự đói và xin xỏ bữa ăn. Nếu cứ ép trẻ hay quá sẵn bữa ăn trẻ sẽ coi thường thức ăn và không quan trọng việc ăn uống nữa.
13. Cho con ăn một mình một bữa : Luôn cho con tập thói quen ăn uống đúng giờ cùng Bố Mẹ ngay từ 6 tháng tuổi trên cùng bàn ăn để trẻ có thể học được bữa cơm gia đình và sự nghiêm túc trong ăn uống.
14. Cấm/giấu những đồ ăn yêu thích của con như bim bim/socola/đồ ngọt : Chỉ nên để một ít ở nhà tránh trữ nhiều để con bị ăn quá nhiều những thực phẩm vặt này, nhưng không được cấm hay giấu con vì sẽ càng làm trẻ thèm thuồng, chỉ mong được ăn đồ vặt và không thích ăn đồ ăn thường nữa.
15. Nằm ngủ nghiêng cho con bú : Mẹ quá buồn ngủ và chỉ vạch ti cho con nằm nghiêng bú, lâu ngày trẻ sẽ bị viêm tai giữa rất tai hại.
Những sai lầm nấu nướng
1. Nấu cháo bằng nước xương hầm : Thực tế nước hầm xương chỉ cho nước hầm ngọt và bùi, đạm vẫn nằm ở thịt là chủ yếu. Chưa nói đến ngày nay các loại tiêm hóa học tăng trưởng sẽ đọng lại hết ở xương.
2. Cho bé ăn đồ nhuyễn liên tục vì sợ con hóc : Trẻ mất phản xạ nhai, không còn cảm thấy thích thú trong bữ ăn, không cảm nhận được mùi vị, gây biếng ăn kéo dài.
3. Cho bé ăn bột ngọt/mỳ chính quá nhiều : Chất Excitotoxins trong mỳ chính làm trẻ bị teo não, ảnh hưởng nghiêm trọng hệ thống thần kinh trung ương, gây mất trí nhớ, kém khả năng tập trung và dần ảnh hưởng tới nội bộ cơ thể.
4. Cho trẻ ăn quá nhiều thịt đạm : Trẻ ăn quá nhiều thịt sẽ làm cơ thể khó hấp thụ các vitamin khác, gây khó tiêu, chán ăn, táo bón, thậm chí ăng gánh nặng cho gan và thận chứ không hề "vỗ béo" được cho con trong việc ép con ăn thịt nhiều.
5. Nấu một nồi cháo to ăn cả ngày : Việc đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm vị cháo thay đổi, các vitamin mất dần đi, gây chán ăn cho trẻ vì ăn đi ăn lại một món. Nếu Mẹ bận không có thời gian, hãy mua khay trữ đông cho trẻ theo từng viên mỗi loại để tiện nấu khác bữa cho con chỉ trong tích tắc.
6. Qúa tập trung vào hình thức bữa ăn : Vấn nạn hiện nay các Mẹ khoe nhau tự tay làm cho con các bữa ăn thật thịnh soạn sau đó chụp ảnh post lên mạng mà quên mất rằng liệu con đã thật sự thích thú với bữa ăn hay chưa. Đôi khi "sống ảo" là một cách giải stress hiệu quả cho các Mẹ bỉm sữa ở nhà nhưng vẫn nên thực tế quan tâm tới vị giác và lượng ăn và sự thích thú của con hơn là quá thịnh soạn chỉ vì nghe người này mách, người kia dạy hay đơn giản là để "khoe thành tích".
7. Nêm nước mắm cho trẻ dưới 2 tuổi : Một lượng muối lớn có trong nước mắm sẽ tàn phá sớm thận của con.
Các thực phẩm không nên nấu cùng nhau cho trẻ
1. Sữa và chanh : Gây tiêu chảy
2. Sữa và socola : Gây tiêu chảy
3. Sữa và chuối : Gây đầy bụng khó tiêu
4. Thịt bò và thịt heo : Mất hoàn toàn hàm lượng dinh dưỡng, triệt tiêu nhau
5. Thịt bò và lươn : Gây tiêu chảy
6. Thịt bò và hải sản : Triệt tiêu một số hàm lượng dinh dưỡng của nhau, nhất là canxi
7. Tàu hủ và hẹ : Cản trở trẻ hấp thụ canxi
8. Khoai lang và cà chua : Gây khó tiêu
9. Khoai tây và cà chua : gây khó tiêu
10. Tôm và nhóm đậu/bó xôi/khoai lang : Gây đau bụng, khó tiêu, triệt tiêu canxi ở tôm
B. Dạy con
1. Rong con đưa đi chơi mỗi khi tới giờ ăn : Hãy sắm cho con 1 chiếc ghế ăn, 1 miếng trải bàn chuyên cho ăn dặm, 1 chiếc yếm và cho trẻ ngồi yên ăn cùng gia đình đúng giờ giấc. Không rong, bày đồ chơi, kiếm mọi thứ để trẻ ăn vì điều này làm con quen thói và không tôn trọng bữa ăn, khiến bé ngày càng xem bữa ăn là việc của Cha Mẹ ông bà chứ không phải việc của mình.
2. Dùng võng điện đu đưa khi mới sinh : Làm ảnh hưởng não bộ của con nghiêm trọng và tập thói quen đu đưa cho trẻ mới chịu ngủ.
3. Không biết cách từ chối con : Luôn đồng ý và chiều con đủ thứ sẽ khiến trẻ ngày càng ích kỷ và đặt bản thân mình hàng đầu.
4. La mắng, đòn roi để dạy trẻ : Việc này sẽ càng làm cho trẻ cảm thấy bất mãn, lỳ đòn và khó bảo hơn nữa. Hãy luôn nhẹ nhàng nói cho con hiểu. Nếu gặp trẻ cá biệt khó dạy, cách tốt nhất của phương pháp dạy con có khoa học là bắt con úp mặt vào tường trong thời gian nhất định, quỳ gối, hoặc lỳ lợm hơn là nhốt con vào 1 căn phòng cho tới khi con chịu phục, lúc nhốt luôn vọng vào phòng hỏi nhẹ nhàng rằng con đã biết lỗi sai chưa, tuyệt đối không la mắng.
5. Cha Mẹ cãi nhau trước mặt con : Trẻ 1 tháng tuổi trở lên đã có thể bị stress, trẻ sẽ bị ảnh hưởng tinh thần nếu Cha Mẹ lớn tiếng trong phòng có trẻ vì nghĩ con không biết gì.
6. Nói ngọng theo con : Bé sẽ khó lòng phát triển ngôn ngữ chuẩn khi Bố Mẹ liên tục nói ngọng theo con. Vì thời gian tập nói, trẻ sẽ bắt chước mọi hành vi của chúng ta như 1 bản sao.
7. Bố Mẹ không thể hiện ôm hôn yêu thương nhau trước mặt con vì sợ con học "hư" : Theo thống kê cho thấy, trẻ được lớn lên ở một gia đình có Bố Mẹ thể hiện yêu nhau sẽ thông minh và tình cảm hơn đứa trẻ không được thấy Bố Mẹ yêu thương lẫn nhau. Hãy thoải mái ôm ấp, hôn nhau nhẹ nhàng trước mặt con cái vì điều này làm trẻ hạnh phúc hơn bao giờ hết.
8. Nói dối con để được việc : Hãy nói cho con biết sự thật đừng nên nói dối khiến chỉ xoa dịu con lúc ấy, trẻ như tấm gương phản chiếu của chúng ta, bé sẽ học rất nhanh những gì chúng ta làm trong cuộc sống vì vậy hãy đừng biến trẻ thành kẻ nói dối chuyên nghiệp trong tương lai nhé.
9. Đặt vị trí mình cao hơn để ra lệnh, bắt buộc con phải làm điều gì : Hãy luôn là người bạn đồng hành cùng con, tôn trọng trẻ như một người lớn, đó luôn là cách dạy con đúng đắn mà nhiều chuyên gia chăm sóc trẻ đã truyền đạt. Hãy nhẹ nhàng hỏi ý kiến con, tôn trọng quyết định của con như một người bạn.
10. Cười khi con làm gì đó sai như chửi bậy : Con sẽ tưởng điều đó là hay ho và vấn đề này thật sự biến trẻ trở thành khó dạy
11. La mắng con trước mặt đám đông, ngoài đường : Sẽ làm con bị tổn thương, tự ti, kém giao tiếp trong tương lai, xấu hổ.
C. Sức khỏe
1. Con ra nhiều mồ hôi là còi xương : Ra nhiều mồ hôi có rất nhiều khả năng, trẻ thiếu sắt, trẻ thừa vitamin D3 cũng sẽ làm bé ra mồ hôi không riêng gì thiếu Canxi. Để chính xác nhất hãy cho con gặp bác sỹ hơn là nghe theo "lời đồn".
2. Con rụng tóc sau ót là thiếu canxi : Khoa học đã chứng minh trẻ sơ sinh nằm nhiều giai đoạn 0-1 tuổi do đó phần đầu bị áp gối của trẻ sẽ khó có thể mọc tóc như những nơi khác. Khi trẻ thiếu canxi, bé sẽ rụng hoàn toàn ót sau chứ không phải ngắn, không phải lưa thưa, mà là Hoàn Toàn. Cộng thêm khó ngủ, gắt gỏng, chậm lớn. Mẹ hãy đưa con đi khám dinh dưỡng.
3. Cho ông bà cha Mẹ và người thân bồng bế trẻ quá nhiều ở những ngày đầu sau sinh : Con ra đời ai cũng yêu thương muốn bồng bế nhưng hệ miễn dịch của con rất dễ bị tổn thương ngay lúc này, vì vậy hạn chế ẳm bồng tuần đầu tiên sau khi chào đời là việc nên làm.
4. Cho con nằm gối : Trẻ có thể nằm những loại gối thông minh chống bẹp đầu hay gối thẳng tạo độ nghiêng đúng với xương sống của con. Không nên gối nào cũng nằm miễn là bằng với bé, điều này làm ảnh hưởng xương sống của trẻ về sau, tốt nhất là không cho trẻ nằm gối năm đầu tiên.
5. Không cho trẻ đánh răng vì nghĩ kiểu gì cũng thay răng : Các bác sỹ/nha sỹ toàn thế giới đều khuyên hãy cho trẻ đánh răng ngay từ chiếc răng đầu tiên. Điều này sẽ bảo vệ chân răng của trẻ suốt đời và tập thói quen vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. Bệnh từ miệng mà ra không bao giờ là sai. Hãy nên dạy trẻ đánh răng thật sớm.
6. Không dùng kem dưỡng da vì nghĩ không quan trọng : Ngày xưa, chúng ta dùng phấn rôm để chăm sóc da cho con, sau khi khoa học chứng minh rằng phấn rôm có khả năng làm trẻ bị viêm phổi, vậy là lotion ra đời để giúp Mẹ chăm sóc làn da cho trẻ. 99% trẻ sinh ra đời đều mắc bệnh về da, nhất là eczema và hăm tả, có khả năng làm con đau đớn, khóc nhiều, thậm chí bỏ ăn bỏ ngủ, sụt cân. Hãy tạo thói quen thoa kem dưỡng da cho trẻ mỗi ngày sau khi tắm để giúp con có làn da khỏe mạnh.
ST