Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Chi tiết về nguyên nhân và cách xử lý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Đăng bởi Suri Store ngày bình luận

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là biểu hiện thường gặp và phổ biến. Hầu như bé nào cũng từng gặp phải tình trạng này. Nghẹt mũi là hiện tượng mà khi một bên hoặc hai bên mũi bị tắc nghẽn do dịch mũi (thể lỏng hoặc đặc) hoặc có thể giống như bị nghẹt ở ngực. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nơi xảy ra tắc nghẽn.

Bản chất của nó là việc viêm các mô mũi do nhiều tác nhân khác nhau. Mặc dù không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nó gây ra cảm giác khó thở, khó chịu cho trẻ. Đặc biệt trẻ thường bị nghẹt mũi về đêm, gây mất ngủ, quấy khóc.

cach-xu-ly-tre-so-sinh-bi-nghet-mui

Trẻ bị nghẹt mũi gây ra khó chịu

1. Nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.

Để có cách xử lý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khoa học. Trước hết chúng ta cần có hiểu biết về nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ.

  • Trẻ bị cúm.
  • Trẻ bị nhiễm vi rút, cảm lạnh thông thường: Việc nghẹt mũi thông thường chỉ gây ra tình trạng khó chịu mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Trẻ mọc răng: Việc mọc răng cũng có thể gây ra nghẹt mũi nhẹ do việc viêm miệng, nướu. Tuy nhiên nó không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
  • Tiếp xúc với không khí khô và các điều kiện thời tiết khác cũng có thể kích hoạt sản xuất chất nhờn dư thừa và tắc nghẽn.
  • Trẻ có thể bị nghẹt mũi khi hít phải khói thuốc lá, chất ô nhiễm, vi rút và các chất kích thích khác. Lúc này cơ thể bé sản xuất thêm chất nhầy trong mũi và đường thở để bẫy và loại bỏ những chất gây kích ứng này.
  • Dị vật trong mũi. Tình huống này nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, trẻ rất dễ bị ngạt, chảy máu mũi thậm chí đe dọa tính mạng
  • Ngạt mũi sơ sinh do nước nhầy bào thai chưa được lấy sạch khỏi đường hô hấp của trẻ. Do đó, có hiện tượng trẻ sơ sinh vừa về nhà đã bị nghẹt mũi

Tình trạng tắc nghẽn phát triển sâu hơn trong lồng ngực của bé có thể có nguyên nhân nghiêm trọng hơn, điển hình như:

  • hen suyễn
  • cúm
  • viêm phổi
  • bệnh xơ nang
  • viêm tiểu phế quản do vi rút hợp bào hô hấp (RSV) thường gây ra.
  • Thở nhanh thoáng qua, thường chỉ xảy ra trong một hoặc hai ngày đầu sau khi sinh

Lưu ý: Những bé sinh non thường nghẹt mũi nhiều hơn trẻ sinh đủ tháng.

2. Triệu chứng của trẻ bị nghẹt mũi như thế nào?

Có nhiều trường hợp bé chỉ bị nghẹt mũi đơn thuần mà không đi kèm triệu chứng khác. Tuy nhiên,nhiều trường hợp có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Chảy nước mũi (sổ mũi)
  • Sốt
  • Khó chịu hoặc quấy khóc
  • Mất ngủ
  • Ho (có thể nặng hơn vào ban đêm)
  • Hắt xì
  • Giảm cảm giác thèm ăn hoặc khó ăn do nghẹt mũi
  • Đau họng
  • Chảy nước mắt
  • Nôn hoặc khạc ra

3. Xử lý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đúng cách.

Hầu hết, khi trẻ bị nghẹt mũi chúng ta thường tìm cách khắc phục tại nhà. Đây là biện pháp giúp trẻ thông đường thở và bớt khó chịu. Đối với tình trạng nghẹt mũi do bệnh lý thì đây là biện pháp hữu hiệu trong quá trình chờ khỏi bệnh.

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản, tự nhiên nhất là làm thông thoáng khoang mũi bằng cách bắt trẻ hắt hơi để tống chất nhầy ra ngoài. Điều này có thể thực hiện được khi trẻ lớn hơn. Trong trường hợp trẻ sơ sinh, bạn sẽ phải giúp bé thông tắc bằng cách sử dụng dụng cụ vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh.

Một số cách cách chữa nghẹt mũi tại nhà có hiệu quả như:

3.1 Làm sạch mũi trẻ em bằng cách sử dụng nước muối xịt mũi

Làm thế nào để sử dụng nước xịt mũi đúng cách?

Thực hiện theo tuần tự các bước sau để xịt mũi cho bé đúng cách, an toàn nhé.

  • Đặt trẻ nằm ngửa.
  • Nghiêng đầu ra sau một chút. Bạn có thể dùng gối để giữ đầu bé lại.
  • Xịt / nhỏ 2-3 giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi. Chờ trong 30 – 40 giây.
  • Nếu nước xịt ra khỏi mũi, hãy lau nhẹ bằng khăn mềm hoặc khăn giấy.
  • Lật trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp và để nước mũi chảy ra. Lau chùi sạch sẽ.
  • Nếu nó dính vào mặt hoặc mắt của em bé trong khi xịt cũng không cần lo lắng. Mẹ hãy nhẹ nhàng lau sạch.

3.2 Làm sạch mũi của Bé bằng bóng hút cao su Buld (ống tiêm bóng đèn)

Bạn có thể sử dụng bóng hút cao su cho trẻ sơ sinh để làm sạch mũi. Loại này được thiết kế phù hợp với đặc điểm lỗ mũi nhỏ của trẻ. Cách làm như sau:

  • Đặt em bé ở tư thế ngồi. Có thể sử dụng gối để hỗ trợ.
  • Bóp hết không khí ra khỏi bầu để tạo lực hút chất nhầy cho bé.
  • Trong khi vẫn giữ bóp, nhẹ nhàng đưa đầu bóng hút vào lỗ mũi của bé, lưu ý không đưa vào quá sâu.
  • Nhả tay ra để giải phóng áp lực nhằm hút chất nhầy chảy ra ngoài.
  • Làm sạch chất nhầy của bầu.
  • Lặp lại với lỗ mũi bên kia.
  • Luôn vệ sinh bầu hút cho bé trước và sau khi sử dụng.

cach-xy-ly-tre-so-sinh-bi-nghet-mu

Sử dụng bóng hút để hút mũi cho trẻ

Nếu con bạn bị sổ mũi với chất nhầy rất lỏng, thì có thể không cần nhỏ nước muối sinh lý. Nhưng nếu con bạn có chất nhầy đặc, thì nên làm mềm nó bằng cách nhỏ một hoặc hai giọt nước muối vào lỗ mũi trước khi sử dụng bóng hút.

Dụng cụ vệ sinh mũi này là một trong những dụng cụ dễ sử dụng và hiệu quả nhất, điều này giải thích tại sao nó đã tồn tại lâu như vậy. Mặc dù vậy, hãy biết rằng bạn không nên sử dụng ống tiêm bóng đèn mỗi giờ. Các chuyên gia y tế đồng ý rằng bạn không nên sử dụng nó nhiều hơn 3-4 lần mỗi ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm hoặc chảy máu cam do kích ứng.

Cần phải làm sạch ống tiêm bóng đèn giữa các lần sử dụng. Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ để bé tiếp xúc với vi khuẩn mỗi khi bạn sử dụng. Để vệ sinh, hãy sử dụng nước xà phòng ấm, bóp và thả vào ống tiêm bóng đèn.

3.3 Máy hút mũi – cách xử lý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi hiệu quả.

Máy hút mũi đã trở nên khá phổ biến trong những năm gần đây, vì nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rằng chúng hiệu quả hơn và dễ sử dụng hơn so với ống tiêm bóng đèn truyền thống. 

Sử dụng máy hút mũi theo các bước như sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa.
  • Nhỏ 2-3 giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mũi và kiểm tra xem nó có hết nghẹt mũi hay không.
  • Nếu không hết nghẹt mũi lúc đó mới xem xét sử dụng máy hút.
  • Kiểm tra lực hút bằng cách đặt máy hút vào đầu ngón tay của bạn để cảm nhận.
  • Đặt đầu vòi của máy hút vào lỗ mũi của em bé và ống ngậm vào miệng của bạn.
  • Nhẹ nhàng hút vòi và chất nhầy sẽ được thoát ra từ mũi của bé vào vòi. Tránh mạnh tay vì có thể khiến mô mũi bị viêm hoặc chảy máu.
  • Tháo vòi phun theo hướng đi xuống.
  • Bộ lọc trong ống sẽ bảo vệ bạn khỏi hít phải bất kỳ vi trùng hoặc chất nhầy nào.
  • Sử dụng hai lần hoặc ba lần một ngày. Sử dụng quá nhiều có thể làm sưng, viêm hoặc kích ứng niêm mạc mũi.
  • Rửa và vệ sinh tay và thiết bị của bạn trước và sau khi sử dụng.

Cach-xu-ly-tre-so-sinh-bi-nghet-mui

Sử dụng máy hút mũi cho trẻ

3.4 Một số cách khác giúp thông mũi cho bé.

  • Tắm nước ấm, có thể giúp làm sạch tắc nghẽn.
  • Bổ sung nước cho cơ thể bé: cho trẻ bú thường xuyên, bổ sung thêm nước cho bé.
  • Cung cấp hơi nước hoặc sương mát, chẳng hạn như từ máy tạo độ ẩm hoặc bằng cách chạy vòi sen nước nóng.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp sống mũi, trán, thái dương và gò má.
  • Loại bỏ chất gây dị ứng hoặc chất ô nhiễm tiềm ẩn khỏi không khí trong nhà bằng cách hút sạch lông vật nuôi, không đốt nến và không hút thuốc.
  • Lau sạch chất nhờn dư thừa bằng khăn giấy mềm và khô.
  • Giữ bé ở tư thế thẳng đứng: Việc giữ bé ở tư thế thẳng đứng giúp chất nhầy chảy ra ngoài và đỡ nghẹt mũi hơn. Do vậy, hãy cố gắng giữ bé thẳng đứng ngoài giờ đi ngủ.

4. Lúc nào cần cho bé gặp bác sỹ thăm khám.

Hầu hết các trường hợp nghẹt mũi đều không phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên cần cho bé đi gặp bác sỹ ngay nếu như thuộc các trường hợp sau:

  • Nếu con bạn dưới 4 tháng tuổi, hãy gặp bác sĩ sớm hơn.
  • Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 10 -14 ngày.
  • Đau xoang cùng với các triệu chứng. Những đứa trẻ nhỏ của chúng ta sẽ không thể cho chúng ta biết điều này, vì vậy bạn sẽ phải sử dụng giác quan để xác định xem chúng có bị đau đầu / đau xoang hay không.
  • Đau tai. Việc tích tụ từ mũi khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa). Vì vậy nếu chúng có vẻ ngoạm hoặc ngoáy vào tai và trẻ quấy khóc hơn bình thường, hãy gọi bác sĩ.
  • Dấu hiệu mất nước (khô miệng, ít đi tiểu)
  • Ghèn màu vàng hoặc xanh lá cây chảy ra từ mắt của bé.
  • Đôi khi con của chúng ta khạc nhổ hoặc nôn ra vì chất nhầy chảy xuống cổ họng hoặc khóc quá nhiều. Điều này có thể là bình thường. Tuy nhiên nếu trong đó lẫn máu thì hãy gọi cho bác sĩ ngay
  • Nếu bé có những dấu hiệu khó thở như thở khò khè, lỗ mũi phập phồng, co rút ở xương sườn, thở quá khó hoặc khó bú, hãy đưa bé đến phòng cấp cứu gần nhất.
  • Sốt, tùy theo độ tuổi:
    • 0-4 tháng:> 380C
    • 4-24 tháng:> 38,90C
    • 2 năm +:> 39,40C

5. Trẻ nghẹt mũi có đi tiêm phòng được không?

Nhiều mẹ thậm chí là tại một số cơ sở y thế khi thấy trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi thậm chí ho, sốt nhẹ thường dừng việc tiêm phòng. Điều này sẽ khiến bé bỏ lỡ những thời điểm tiêm phòng quan trong theo lịch tiêm.

Theo các chuyên gia y khoa, hầu hết các trường hợp nghẹt mũi bé vẫn tiêm phòng bình thường. Trẻ chỉ không tiêm phòng được trong những trường hợp sau:

  • Trẻ dị ứng nặng (sốc phản vệ) thì lần sau không tiêm loại vắc xin đó nữa.
  • Trẻ bị co, giật và khóc thét trong vòng 03 giờ liền sau khi tiêm vắc xin ho gà thì lần sau cũng không nên tiêm

Nếu các mẹ vẫn phân vân thì có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo tiêm chủng cho trẻ đúng lịch.

Về phần này, các mẹ nên tham khảo thêm sách Để con được ốm của bác sỹ Nguyễn Trí Đoàn để có hiểu biết sâu hơn.

6. Trẻ bị nghẹt mũi có dùng thuốc gì không?

Thông thường khi bé bị nghẹt mũi, bố mẹ thường nghĩ ngay đến việc dùng thuốc. Nếu không có hiểu biết thì việc dùng thuốc bừa bãi có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Đối với hiện tượng ghẹt mũi, các chuyên gia khuyên nên hạn chế tối đa dùng thuốc. Trong đó lưu ý:

– Trước hết, các mẹ cần lưu ý rằng, trẻ dưới 3 tháng tuổi tuyệt đối không dùng bất kỳ loại thuốc chữa ngạt mũi nào bởi cơ thể bé vẫn chưa thích nghi được với các dụng phụ của thuốc nên có thể khiến trẻ bị ngộ độc.

– Không nên tự ý mua thuốc uống cho trẻ mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc kháng sinh mà mẹ có thể dùng.

LỜI KẾT

Mặc dù sổ mũi và nghẹt mũi có thể đáng báo động đối với các bậc cha mẹ. Nhưng chúng là một phần cuộc sống của tất cả mọi người, kể cả trẻ sơ sinh. Do vậy, mỗi người cần học cách vệ sinh mũi đúng cách và an toàn có thể giúp chúng thoải mái hơn.


Cũ hơn Mới hơn

Lấy lại mật khẩu

DMCA.com Protection Status