Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

Các bước massage giúp tuyến sữa không bị tắc nghẽn

Đăng bởi Suri Store ngày bình luận

Chế độ ăn uống vốn chỉ là một phần để tăng cường lượng sữa cho bé yêu. Nếu các mẹ biết cách massage ngực, hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội đấy.

1. Các bước thực hiện massage ngực

Bước 1: Hãy dùng ngón tay trỏ và ngón giữa vuốt nhẹ theo động mạch tuyến vú. Đây là động tác giúp giảm nguy cơ bị tắc nghẽn tuyến vú.

Bước 2: Ở quầng vú, bạn lại tiếp tục dùng 3 đầu ngón tay ( tay cái, tay trỏ, tay giữa) xoay tròn quanh 4 vòng theo chiều kim đồng. Sau đó lại thực hiện lại động tác này theo chiều ngược lại. Đây chính là bước giúp quầng vú trở lên mềm hơn dễ dàng cho bé bú.

Bước 3: Dùng 3 đầu ngón tay chụm lại, túm và kéo nhẹ đầu vú ra ngoài. Thực hiện động tác này có tác dụng tăng cường phản xạ tiết sữa khi bé bú.

Bước 4: Hãy đặt bàn tay đỡ bầu vú theo hình chữ C rồi dùng lực ở tay rung nhẹ bầu vú. Sau đó, nâng cao biên độ và tần suất lên nhiều hơn. Cùng lúc đó, phối hợp 3 ngón tay như trên đặt lên quầng vú và thực hiện massage nhẹ nhàng. Động tác này nhằm giảm sự tích tụ cặn sữa.

Bước 5: Một tay đặt bên ngoài quầng vú, dùng ngón tay cái và trỏ éo xuống theo chiều dọc. Trong khi tay còn lại vuốt theo hướng tuyến sữa từ trong ra ngoài. Đây là cách giúp quầng vú trở lên mèm mại, giảm dần độ chai cứng của các mô

Bước 6: Dùng một tay xoa bầu vú, một tay ấn nhẹ và kéo đầu vú ra. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trang núm vú bị ngắn hoặc thụt vào bên trong.

2. Một số lưu ý khi massage ngực

  • Cần rửa tay sạch bằng xà bông và lau tay khô ráo.
  • Không nên sử dụng kèm theo bất kì loại dầu massage nào. Bởi điều này có thể ảnh hưởng đến bé. Đặc biệt một số loại dầu có thể gây nguy hiểm nếu chẳng may bé ti phải, lượng dầu này sẽ theo sữa mẹ đi vào cơ thể bé. Nếu bạn thấy việc massage trở lên khó khăn với tay không thì hãy dùng trực tiếp vài giọt sữa mẹ thay cho dầu massage thông thường.
  • Các động tác massage phải được phối hợp nhịp nhàng, tránh bóp mạnh, ấn sâu.
  • Có thể dùng kết hợp giữa massage và chườm đá để giảm đau nếu bạn bị cương sữa.

3. Phòng chống tắc tia sữa

  • Luôn vệ sinh ngực sạch sẽ và đúng cách, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Mẹ nên dùng khăn mềm và sạch, nhúng nước ấm để lau đầu vú và các kẽ trên đầu vú ngay trước và sau khi bé bú.
  • Trước và sau khi cho bé bú cần lau sạch đầu vú, nếu bé bú không hết vắt hết sữa thừa để tránh trường hợp sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.
  • Mẹ nên cho con bú thường xuyên, tránh để cữ bú quá lâu (6 giờ đồng hồ trở lên) khiến sữa dễ đọng và bị tắc.
  • Mẹ cho bé bú đúng cách, đảm bảo con ngậm đúng khớp ngậm.
Sưu Tầm.

Cũ hơn Mới hơn

Lấy lại mật khẩu

DMCA.com Protection Status