Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

Bí quyết giúp bé sơ sinh bú bình không bị sặc

Đăng bởi Suri Store ngày bình luận

Đối với trẻ sơ sinh, những năm tháng đầu đời thường xuyên mắc các hội chứng trào ngược đặc biệt khi ăn no. Do đó các bậc cha mẹ cần học cách chăm con, nuôi con, phòng tránh tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nôn trớ là vì hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định cộng với việc bú không đúng cách nên thức ăn đi từ dạ dày ngược lên thực quản thay vì bình thường là thức ăn xuống dạ dày. Chính vì vậy, để hạn chế được việc trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc quá trình cho con ăn mẹ cần lưu ý một số yếu tố sau:

1. Chọn bình sữa

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé, mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn bình sữa có những yếu tố sau:

   ♥   Lựa chọn những mẫu bình chất lượng cao không chứa PBA và các chất phụ gia độc hại.

   ♥   Núm ty phù hợp với miệng trẻ , mềm mại có tích hợp van khí giúp giảm thiểu lượng không khí thừa theo sữa đi vào cơ thể.

   ♥   Lỗ tiết sữa phù hợp với  tránh trường hợp quá nhỏ làm cho trẻ phải gắng sức khi bú. Ngược lại nếu lỗ núm vú quá to, sữa xuống quá nhiều làm trẻ nuốt không kịp, trẻ dễ bị sặc, ói khi bú.

2. Tư thế cho bé bú bình đúng cách

–   Tư thế bú cũng là một điều quan trọng mẹ cần ghi nhớ để chống sặc sữa cho bé. Tư thế đúng nhất được nhiều mẹ áp dụng nhất là bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá vì gập cổ khiến trẻ bú khó khăn hơn hoặc ngửa cổ có thể khiến trẻ bị sặc sữa lên mũi. Ngoài ra, mẹ nên chú ý để trẻ bú từ từ, không nên vội vàng mà gây nguy hiểm cho trẻ.
–   Sau khi cho trẻ bú xong, bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm, kê gối hơi cao dưới vai, đầu tránh gập cổ, gập bụng.

3. Lưu ý khi cho bé bú bình

  • Trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xảy ra sau mỗi lần bé bú quá no và bị khó tiêu. Bên cạnh việc bố mẹ cần lưu ý cách cho con bú không bị sặc thì cũng đừng quên việc vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi.
  • Ngoài ra, khi bé đã bú no nê thì mẹ không nên cho con nằm ngủ ngay mà phải bế bé đi vòng quanh nhà trong khoảng 15 phút rồi mới cho bé nằm.
  • Mẹ nên luyện tập thao tác khum bàn tay lại và vỗ nhẹ dứt khoát vào lưng bé. Cách làm này sẽ giúp mẹ “tống khứ” phần khí dư đang sinh sôi trong dạ dày được thoát ra ngoài và giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.

  • Mẹ không nên để bé vừa bú vừa ngủ.
  • Cho bé bú từ từ không nên vội vàng nhất là với trẻ còn non nớt hoặc sinh non
  • Mẹ không đùa với bé khi đang bú, làm bé cười dễ gây sặc.
  • Khi bé đang bú mà bị ho hoặc khóc thì mẹ phải ngừng cho bú ngay.
  • Khi cho bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để Sữa ngập lỗ thông, bé không phải mút nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.

4. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

  • Vỗ nhẹ lưng bé khi bé sặc sữa thường được các mẹ áp dụng
  • Mẹ cũng có thể cho bé ngồi thẳng lên cho bé ho và nhổ đi phần sữa đang vướng trong họng. Trường hợp sặc sữa có thể làm bé nôn ra phần sữa đã bú nhưng mẹ cứ để bé nôn đi hết và cho bé nghỉ ngơi một lúc mẹ nhé.
  • Cách xử lí trẻ sơ sinh bị sặc sữa bằng cách cho bé nằm úp trên đùi mẹ, phần đầu đưa ra ngoài và mẹ tiến hành vỗ lưng cho bé. Khi thấy bé có thể thở lại bình thường thì mẹ có thể yên tâm cho bé bú tiếp tục.
  • Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh bị sặc sữa có các biểu hiện như tím tái, khó thở, mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp xuống, dùng tay vỗ nhẹ 5 cái vào lưng ở vị trí giữa hai xương bả vai rồi lật trẻ quay lại, nếu trẻ khóc được, cơ thể hết tím tái thì nhanh chóng chuyển đến bệnh viện, cơ sở gần nhất để tiếp tục theo dõi .
  • Nếu trẻ vẫn còn tím tái, ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức, cụ thể là trên xương ức và dưới đường nối hai bên ngực. Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2. Làm 6 lần liên tiếp.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ có cách cho con bú không bị sặc để không còn thấp thỏm lo lắng mỗi khi cho con bú bình nữa!!!! ♥

ST


Cũ hơn Mới hơn

Lấy lại mật khẩu

DMCA.com Protection Status