Bu em lo lắng khi con ngại giao tiếp với người khác, ít nói, hay ưu tư, gặp khó khăn khi làm việc nhóm, thích chơi và làm việc một mình….Rất có thể bé thuộc tuýp người hướng nội
Rất nhiều thiên tài, người nổi tiếng thế giới là người hướng nội: Albert Einstein (nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20), Bill Gates (người giàu nhất thế giới nhiều năm liền), J.K. Rowling (Tác giả Harry Porter) Warren Buffett (thiên tài đầu tư, người giữ vị trí giàu thứ 2 thế giới nhiều năm liền) Elon Musk (đương kim giàu nhất thế giới)Biết con mình có tố chất thiên tài, sau đây là những điều các bu em và gia đình cần tránh khi cư xử với bé.
1. Yêu cầu trẻ trò chuyện với mọi người: Một đứa trẻ hướng nội chỉ có thể mở lòng với người khác khi cảm thấy thoải mái, yên tâm hoặc đã quan sát kỹ đối phương. Nếu bị ép buộc, các em sẽ bỏ cuộc ngay từ đầu.
2. Thúc đẩy tương tác xã hội: Bạn không thể chắc chắn đứa trẻ đang chơi một mình kia cần người chơi cùng vì có thể em vui vẻ trong thế giới riêng của mình. Ngược lại, con bạn có thể muốn chủ động làm quen hoặc kết bạn theo lựa chọn riêng.
3. Trêu đùa trẻ trước mặt người khác: Những đứa trẻ hướng nội có khả năng tự nhận thức và đánh giá các hành vi của người ngoài tương đối chín chắn, nghiêm túc. Việc bị đem ra trêu đùa trước mặt người ngoài có thể khiến các em bối rối, khó chịu.
4. La mắng trẻ trước mặt người khác: La mắng trẻ trước mặt người ngoài sẽ chỉ khiến các em cảm thấy xấu hổ, khó mở lòng hơn.
5. Yêu cầu trẻ biểu diễn trước mặt người khác: Bạn không nên bất ngờ yêu cầu con thể hiện năng khiếu trước mặt mọi người. Gia đình nên bàn bạc trước với nhau, nếu trẻ không đồng ý, bạn nên tôn trọng quyết định của các con.
6. Trả lời thay trẻ: Nếu bạn trả lời thay trẻ, các em sẽ càng rút sâu hơn vào thế giới riêng của mình, không muốn mở lời nói chuyện với mọi người. Vậy nên hãy cho trẻ thời gian để tiếp xúc với mọi người theo cách của chúng.
7. Lên lịch hoạt động thay trẻ: Nhiều đứa trẻ, đặc biệt là trẻ hướng ngoại phát triển tốt nhất khi được tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động đám đông, nhưng trẻ hướng nội không giống vậy.
8. Yêu cầu trẻ ra ngoài chơi: Sau một ngày dài học tập hoặc chơi thể thao, trẻ hướng nội thường muốn rút về không gian riêng tư như nằm trong nhà đọc sách, vẽ tranh.
9. Coi thường tính hướng nội: Những câu nói như “Con đừng im lặng như thế nữa!”, “Con hãy ra ngoài kết bạn đi” không biến trẻ hướng nội thành hướng ngoại mà ngược lại có thể phản tác dụng, khiến các em càng lùi sâu vào vỏ bọc của mình.
10. Quy chụp trẻ hành xử thô lỗ: Người hướng nội thường bị hiểu nhầm là lạnh lùng, thô lỗ vì không sôi nổi trò chuyện với người ngoài. Khi mọi người đi qua, người hướng nội có thể không chào hoặc không đáp lại lời của họ. Tuy nhiên, đây không phải hành động thô lỗ vì người hướng nội thường mất nhiều thời gian hơn để mở lòng với người ngoài.
11. Tiết lộ thông tin cá nhân trước mặt người ngoài: Phụ huynh có thể nghĩ rằng không có gì to tát khi nói với người ngoài về sở thích, thông tin cá nhân của con. Nhưng đối với trẻ hướng nội, dù thông tin nhỏ nhặt đối với các em cũng rất quan trọng và có ý nghĩa.
12. Đặt câu hỏi cho bạn bè của trẻ: Đối với các em, bạn bè cũng là điều riêng tư muốn giữ cho riêng mình nên phụ huynh có thể hạn chế đặt nhiều câu hỏi cho bạn bè của con.
Theo VnExpress