Dây rốn là đoạn nối thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Nhiệm vụ của dây rốn là cung cấp máu và các chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng như giúp thai nhi thải các chất ra ngoài cơ thể trong quá trình chuyển hóa. Bộ phận này rất quan trọng, đây được coi là “sợi dây sinh mệnh” của thai nhi.
Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được cắt đi, chỉ để lại cuống rốn, giúp thai nhi trở thành một cá thể độc lập thực sự. Quá trình này không có cảm giác đau, y tá sẽ kẹp chặt cuống rốn của bé lại để tránh chảy máu.
1. Vệ sinh rốn như thế nào là đúng cách
Rụng rốn là quá trình tự nhiên của bé, thông thường từ 3-7 ngày. Quá trình rụng rốn không cần các xử lý đặc biệt, cũng không kéo đức gây viêm nhiễm. Trong thời gian này, mẹ cần chú ý vệ sinh rốn bé sạch sẽ và cần để rốn bé khô thoáng. Hãy cũng Blog của bé tham khảo các qui trình sau để rốn bé luôn được khô thoáng, sạch sẽ:
Vệ sinh rốn sạch sẽ
Trước khi làm vệ sinh rốn cho bé, mẹ cần rửa tay bằng xà phòng . Tháo băng rốn quan sát xem có bất cứ điều gì bất thường không (rốn có mùi lạ, dịch mue, có sưng đỏ hay có chảy máu không..) Nếu như không có gì bất thường, mẹ nhẹ nhàng nâng phần kẹp dây rốn lên, tay kia dùng tăm bông thấm nước muối sinh lí loãng lau nhẹ nhành theo trình tự từ chấn rốn đến phần cuống rốn và lau lại xung quanh rốn. Sau đó, dùng tăm bông khác thấm nước muối sinh lý và lau lại xung quang rốn.
Tránh để quần áo chà xát vào dây rốn
Dây rốn chưa rụng hoặc mới rụng, mẹ cần lưu ý không để quần áo, tã chà xát vào rốn bé. Mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, tránh bận đồ bó sát hoặc quá chật.
Hiện nay, trên thị trường có các loại tã sơ sinh có rãnh rốn giúp hạn chế tối đa tiếp xúc giữa tã và phần cuống rốn non nớt của bé, bảo vệ vùng rốn luôn thông thoáng, khô ráo. Mẹ nên chọn các thương hiệu uy tín tránh gây kích ứng cho trẻ: hăm lở, gây ngứa..
Giữ rốn bé luôn khô thoáng
Trước khi rụng rốn hoặc vừa rụng rốn, rốn bé chưa thật sự khô, mẹ cần giữ cho cuống rốn và rốn bé luôn khô thoáng. Vì cuống rốn sắp rụng rất dễ bị nhiễm khuẩn. Trước khi cuống rụng, không nên đặt bé vào trong chậu nước, nên tắm phần trên bé trước, lau khô sau đo mới tắm phần dưới.
2. Những điều mẹ cần lưu ý:
- Cuống rốn tiết ra chất bẩn
Rốn trong quá trình kín miệng thường rỉ ra dịch màu xanh nhạt hoặc màu vàng nhạt. Đây là hiện tượng bình thường. Sau khi cuốn rốn rụng, lỗ rốn vẫn còn ướt và có ít dịch rỉ ra, dịch rỉ ra mẹ dùng cồn 70 độ nhẹ nhàng lau sạch. Mỗi ngày lau từ 1-2 lần, sau 2-3 ngày lỗ rốn sẽ khô. Dùng bông gòn lau nhẹ phần rốn cũng giúp rốn mau liền hơn.
- Cuống rốn bị tấy đỏ
Khi bé rụng rốn, lỗ rốn sẽ hình thành. Trong quá trình rụng rốn, xung quanh rốn thường hơi đỏ, đây là hiện tượng bình thường. Nếu rốn và xung quanh da tấy đỏ, dùng tay sờ vào cảm giác hơi nóng có thể là do rốn bị viêm nhiễm, cần kịp thời đưa bé đi khám.
Cuống rốn bé khô và rụng đi sẽ còn lại phân lõm trên da, đó chính là rốn. Cha mẹ không được coi nhẹ cái rốn nhỏ bé này, nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Rốn chảy nước là là một trong những tình trạng thường gặp nhất của trẻ sơ sinh. Rốn bị chảy nước, thậm chí là chảy máu là do những nguyên nhân sau đây:
♥ Rốn mẩn ngứa
Có bé bị mẩn ngứa ở rốn, biểu hiện là ở xung quanh rốn có những nốt mụn đỏ hoặc bị loét ra, chất bài tiết lúc nhiều lúc ít. Do chỗ ngứa làm xung quang rốn bị sưng đỏ
♥ Rốn chảy máu
Sau một tuần hoặc một tháng rụng rốn, nếu trẻ sơ sinh khóc nhiều hoặc ho sẽ khiến áp suất trong bụng tăng lên, mạch máu bên trong của đoạn rốn bị cắt có thể nứt no, một ít máu sẽ chảy ra. Nguyên nhân là do bên trong dây rốn bao gồm hai động mạch và một tĩnh mạch, khi bụng căng lên một chút máu sẽ rỉ ra. Lúc này, cha mẹ không nên quá lo lắng, trước tiên nên dùng cồn 70 độ để vệ sinh rốn, sau đó dùng băng rốn quấn lại.
♥ Viêm rốn
Lỗ rốn lõm nên dễ tích nước bẩn, chất bẩn, với nhiệt độ vi khuẩn có thể sinh sôi trong rốn và gây ra tình trạng viêm rốn. Khi bị viêm vùng xung quanh rốn đỏ tấy lên, rốn chảy ra các chất mủ hoặc rỉ ra dịch có mùi hôi khó chịu. Vi khuẩn lúc này thậm chí có thể xâm nhập vào máu thông qua mạch máu rốn chưa lành gây ra bệnh bại huyết. Muốn xử lí kịp thời, tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và chữa trị.
Dây rốn chính là nơi cung cấp ô-xi và dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ cho thai nhi, kết nối giữa bé với người mẹ thân yêu. Đây cũng là sợi dây duy nhất nối liền bé với cơ thể người mẹ.