Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH

Đăng bởi Suri Store ngày bình luận

Vàng da là tình trạng da trẻ vàng hơn bình thường, có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, cũng có thể phải ấn ngón tay xuống da trẻ mới thấy vàng (kiểu này thì vàng nhẹ, không cần quan tâm).

2. Vàng da chia làm các vùng: Vùng 1 là mặt. Vùng 2 là ngực. Vùng 3 là bụng. Vùng 4 là cẳng chân, cẳng tay. Vùng 5 là bàn chân, bàn tay. Có thể vàng cả “lòng trắng” mắt. Tính cả diện tích và màu sắc thì càng vàng ít – càng đỡ lo, càng vàng nhiều – càng cần kiểm tra.

3. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thường vàng nhẹ, sáng màu, thường vàng đến vùng 3 (tức mặt, cổ, bụng) (THƯỜNG thôi nhé).

4. Vàng da sinh lý thường xuất hiện từ ngày thứ 3-4, hết vàng vào độ ngày thứ 10, có thể kéo dài đến độ 2 tuần.

5. Vàng da sinh lý thì trẻ chơi tốt, bú tốt, ngủ ngoan, tinh thần tỉnh táo. Về cơ bản thì thấy bình thường, trừ mỗi cái da vàng.

6. Vàng da sinh lý là bình thường, ĐỪNG LO. Vì ở trẻ sơ sinh, vừa đẻ ra, có tỷ lệ tan máu nhất định (tan máu này cũng là bình thường nhé) + gan hoạt động chưa tốt => có một “chất gây vàng da” chưa được xử lý hết nên gây ra hiện tượng da vàng.

7. Nếu một trẻ có hiện tượng vàng da, thấy đủ các yếu tố 3+4+5 => yên tâm theo dõi con.

8. Nếu một trẻ có hiện tượng vàng da, so không thấy đủ hết các điều 3+4+5 thì cần cho con đi kiểm tra. VÌ:
– Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể là sinh lý cũng có thể là biểu hiện của BỆNH.
– Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể là sinh lý, có thể do sữa mẹ (VÀNG DA SỮA MẸ), có thể do bất đồng nhóm máu (có kiểu bất đồng không nguy hiểm, và nguy hiểm)…
– Vàng da càng nhiều có thể là mức Bilirubin tự do trong máu càng cao, nếu cao quá trên ngưỡng thì sẽ ngấm vào não khi hàng rào máu – não chưa hoàn thiện (trong mấy ngày đầu sau sinh) và gây tổn thương não, gọi là VÀNG DA NHÂN NÃO (đứa trẻ sẽ bại não, thi thoảng vẫn thấy gặp).

9. Vàng da sinh lý mức độ nhẹ ở trẻ sơ sinh thì tự khỏi, không cần điều trị gì. Nếu vàng da nhiều thì cần đi khám, tùy mức độ “chất gây vàng da” trong máu đến đâu, có thể cần chiếu đèn, nặng nữa thì cần thay máu. Vàng da BỆNH LÝ thì cần điều trị cả vàng da và cả BỆNH GÂY VÀNG DA.

10. Tốt nhất là thấy con không bình thường thì cho con đi gặp bác sĩ. ĐỪNG ĐOÁN

Bs PHÍ VĂN CÔNG
Khoa Hồi Sức Cấp Cứu Nhi – Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội.


Cũ hơn Mới hơn

Lấy lại mật khẩu

DMCA.com Protection Status