Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

Tại sao trẻ lại bị táo bón? Nguyên nhân & cách khắc phục táo bón ở trẻ

Đăng bởi Suri Store ngày bình luận

Táo bón là bệnh lí xảy ra khá thường xuyên với các bé. Khi bé có biểu hiện cần được quan tâm như bé lâu đi tiêu, phân cứng, rặn đau, hay bị dây phân ra ngoài quần không kiểm soát được. Táo bón kéo dài sẽ khiến bé rất khó chịu và bức rức. Mẹ hãy cùng Blogcuabe.com tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1.  Biểu hiện của táo bón

  • Táo bón là tình trạng bé đi phân cứng, và đi không thường xuyên. Tuy nhiên, tính chất phân và số lần đi cầu khác biệt ở từng bé. Đa số bé sẽ đi tiêu ít nhất một lần mỗi 2-3 ngày, nhưng có những bé có thói quen đường ruột khác biệt, và có thể đi cầu 1 lần một tuần – 10 ngày. Chúng ta chỉ cần lo lắng về tính chất phân và số lần đi tiêu của bé nếu có những triệu chứng, dấu hiệu cho thấy bé bị ảnh hưởng vì một trong bốn “tứ khoái” của con người này.
  • Táo bón là một tình trạng xảy ra khá thường xuyên của con trẻ. Thống kê cho thấy có ít nhất 30% bé bị táo bón cần được quan tâm. Những dấu hiệu thường gặp để ba mẹ dẫn con đi khám là nếu bé lâu đi tiêu, phân lớn, cứng, đi cầu rặn đau, chảy máu, hoặc bé bị dây phân ra ngoài quần không kiểm soát được.

 Các mẹ lưu ý:

  • Nhiều bé dưới 6 tháng có thể rất khó chịu, khóc lóc khi rặn cầu, mặc dù phân mềm. Tình trạng này không phải là táo bón, mà là một tình trạng sinh lý bình thường khi bé vẫn chưa phối hợp đáp ứng thư giãn vùng cơ chậu khi tăng áp lực bụng cho phân để có thể đi cầu bình thường. Tình trạng này sẽ tự khỏi khi bé lớn hơn.
  • Nếu bé dưới 1 tuổi và bạn nghi con bị táo bón, nên cho bé đi khám bác sĩ để có lời khuyên và can thiệp đúng đắn, kịp thời.

 2.   Những nguyên nhân gây táo bón ở bé

  • Những bé chỉ bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bé nếu phân của bé khô, cứng hoặc bé bị đau hậu môn khi đi tiêu.
  • Nếu bé chỉ uống sữa công thức, rất có thể loại sữa đang dùng không phù hợp với bé
  • Xu hướng tự nhiên của bé: một số bé có nhu động ruột chậm, gây táo bón
  • Thói quen đường ruột: nhiều bé nhỏ mải chơi, ráng nhịn đi cầu, làm cho  phân trở nên to hơn, cứng hơn. Vì vậy, nên dành “thời gian đi cầu” riêng cho bé.
  • Hành vi “nhịn cầu”: sau khi bé bị đau khi đi tiêu, bé sẽ dùng nhiều cách để tránh đi cầu, và vì vậy càng làm cho lần đi tiêu sau khó chịu và đau đớn hơn.
  • Bé bị táo bón cũng có thể là do mất nước, do đó mẹ nên cho bé uống nhiều nước, có thể giúp cải thiện tình hình.
  • Chế độ ăn: Một số bé có xu hướng dễ táo bón, nếu ăn ít chất xơ, sẽ dễ bị táo bón hơn.
  • Nứt hậu môn: gây đau, và làm cho bé tránh đi tiêu, làm bé táo bón nhiều hơn.

3. Trẻ bị táo bón mẹ phải làm sao?

Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, khi bé bị táo bón bạn có thể thử điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Bởi bé có thể nhạy cảm với một số thực phẩm mà bạn đang ăn và gây nên táo bón.

Nếu bé bú sữa công thức: Bé sơ sinh uống sữa ngoài có nguy cơ táo bón cao hơn so với bé bú mẹ, do sữa công thức khó tiêu hóa hơn. mẹ nên thay đổi sữa để phù hợp với cơ thể của bé. Để khắc phục căn bệnh này, mẹ nên ưu tiên chọn sữa có bổ sung chất xơ hòa tan góp phần làm cho phân của bé mềm hơn, dễ đi ngoài hơn.

Khi bé đang trong giai đoạn ăn dặm và có thể ăn thức đặc bạn nên đưa một số thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn cho bé như: Các loại đậu, hạt ngũ cốc, trái cây: chuối, bơ, đu đủ,.. rau củ quả: khoai lang, bông cải xanh, mồng tơi, rau dền, rau bina, khoai tây, măng tây..

4.  Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Xoa bụng cho bé

Cách xoa bụng chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Mẹ đặt ngón tay vào giữa bụng sau khi cho bé ăn xong 1 tiếng, xoa nhẹ nhàng và đều đều theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút, làm 2-3 lần/ngày. Khi thời tiết chuyển lạnh, mẹ nhớ làm ấm tay trước tiên để bé không bị giật mình nhé.

Động tác đạp xe

Động tác đạp xe trị táo bón hiệu quả ở trẻ. Mẹ cầm hai chân của bé trong tay rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải. Khi đầu gối của bé đã lên cao hết cỡ, nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía bạn để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi duỗi chân phải, bắt đầu đẩy đầu gối trái của bé về phía vai trái.

Nếu mẹ làm đúng thì bé sẽ có vẻ như đang đạp một chiếc xe đạp vô hình. Phần mông của bé sẽ hơi nâng lên khỏi tã vải và nhẹ nhàng nghiêng về trái rồi lại nghiêng về phải khi bạn đang thực hiện các động tác trên.

Ngâm mông bé vào nước ấm

Trẻ có dấu hiệu khó đi ngoài, mẹ cho ngâm mông nước nóng 5-10 phút mỗi ngày 2-3 lần. Bởi nhiệt từ hơi nước nóng có tác dụng kích thích cơ vòng giúp trẻ sơ sinh bị táo bón lâu khỏi đi tiêu ngay sau đó.

Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp bé cưng cảm thấy thoải mái, đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra. Mẹ nhớ điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với làn da non nớt của bé.

Trà hoa cúc 

Hoa cúc có chứa các hợp chất có khả năng làm dịu hệ thần kinh, ngăn ngừa và giảm co thắt dạ dày. Do đó, uống trà hoa cúc có thể giúp giảm tình trạng đầy hơi, ợ nóng, táo bón và rối loạn tiêu hóa.

 Trà hoa cúc có thể giúp thư giãn các cơ trơn trong ruột, cải thiện nhu động ruột và giúp phân được đẩy ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Mẹ cho bé uống 1-2 muỗng cà phê sẽ có tác dụng ngay.

Cọng rau mồng tơi

Cọng rau mồng tơi là mẹo dân gian trị táo bón rất lành giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng. Mẹ rau mồng tơi còn tươi xanh, cọng cứng, thân to theo tháng tuổi, rửa sạch sẽ, tước vỏ ngoài rồi dùng phần cuống ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Bé không bị tổn thương, đau đớn thậm chí còn cười khoái chí vì cọng khi tước vỏ vẫn còn chất nhờn. Sau 5-10 phút bé sẽ đi tiêu rất dễ dàng.

Bổ sung dưỡng chất cho bé

Mẹ nên bổ sung các loại rau củ ,trái cây dễ tiêu hóa sẽ giúp bé cải thiện tình trạng táo bón. Đặc biệt, mẹ không quên bổ sung nước cho bé.

  • Những loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa của bé

♥  Chuối chín

Chuối chứa 3g chất xơ và rất nhiều vitamin. Trong chuối chín có nhiều vitamin B6, pectin, kali rất tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón cho trẻ từ 6 tháng tuổi rất hiệu quả.

♥  Bơ

Ngoài chuối, bơ được xem là “thực phẩm vàng” cho trẻ ăn dặm. Bơ đứng đầu bảng trong các loại thực phẩm chuyên trị táo bón. Trong 1 quả bơ có chưa 17g chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất khác rất cần thiết cho bé.

Quả bơ mềm rất phù hợp cho bé ăn dặm. Ngoài cách, mẹ cũng có thế chế biến thành sinh tố, dầm nhuyễn cho bé ăn.

♥  Cam

Cam cũng là loại trái cây chữa táo bón cho bé hiệu quả . Axit vào ruột có thể khiến trẻ hơi đau bụng, nhưng đi tiêu rất nhanh sau đó.

Mẹ lưu ý cho bé uống cam từ 8 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể pha 60ml nước cam (1/2 quả cam). Trong 100g quả cam có chứa 3g chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Mẹ nên cho bé uống cam tốt nhất vào buổi trưa, sau khi ăn 30 phút.

♥  Táo 

Quả táo rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé . Mỗi ngày, mẹ có thể cho bé ăn một miếng táo nhỏ, tùy thuộc vào độ tuổi của bé, không nên cho bé ăn quá nhiều. Kể cả khi bé không bị táo bón thì ăn táo cũng hỗ trợ rất nhiều cho hệ tiêu hóa.

  •  Những loại rau củ tốt cho hệ tiêu hóa của bé

♥   Bông cải xanh

Bông cải xanh rất tốt cho bé ăn dặm, món ăn trị táo bón cho trẻ, bổ sung dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm hàng ngày.

Chữa táo bón cho trẻ nhỏ bằng súp xơ xanh giàu dinh dưỡng.

♥   Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có tính Hàn, trị rôm sảy, lợi tiểu, giúp nhuận tràng. Rau mồng tơi nổi tiếng chữa táo bón hiệu quả cho trẻ.

Mẹ có thể chế biến cháo tôm rau mồng tơi sẽ giúp trẻ bị táo lâu ngày khỏi ngay tức thì.

♥   Rau dền đỏ 

Rau dền đỏ giúp thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, trị dị ứng mẩn ngứa và táo bón lâu ngày, giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, Râu dền còn bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

♥   Khoai lang

Khoai lang được coi là thực phẩm hàng đầu để phòng và chữa bệnh táo bón.  Khoai lang giàu vitamin A, E, Canxi và chất xơ cực hiệu quả trong điều trị táo bón cho trẻ.

Mẹ có thể chế biến khoai lang thành nhiều món khác nhau như cháo khoai lang, khoai lang luộc..Đối với trẻ ăn dặm mẹ có thể nạo, nghiền nhuyễn cho bé ăn.

♥   Bí đỏ

Cải thiện bệnh táo bón ở trẻ nhỏ bằng bí đỏ. Bí đó vị ngọt, bổ khí ích trung, chữa nhiều loại bệnh như suy dinh dưỡng, giun đũa, bí đại tiện. Ngoài ra, bí đỏ giúp bé  có thể tiêu hóa và chữa táo bón rất hiệu quả.

Bí đỏ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn rất tốt cho mắt, trong bí đỏ chó chứa vitamin E, B6, folate và sắt giúp bé phát triển thể chất nhanh chóng.

Nếu mẹ áp dụng những trường hợp trên bé vẫn không đi tiêu thì mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để kịp thời xử lý.

ST


Cũ hơn Mới hơn

Lấy lại mật khẩu

DMCA.com Protection Status