Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

Lưu trữ máu cuống rốn - Chi phí thấp - Bảo vệ sức khỏe bé suốt đời!

Đăng bởi Suri Store ngày bình luận

Lưu trữ máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh vừa chào đời hiện vẫn là một hình thức khá mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rất nhiều bố mẹ Việt đang quan tâm tới vấn đề này. Để trang bị những thông tin chính xác về vấn đề này, ba mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé.

1, Máu cuống rốn là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản, máy cuống rốn là lượng máu còn sót lại nằm trong phần cuống rốn của bé và nhau thai của mẹ sau khi trẻ trào đời và cắt dây rốn.  Khi trẻ còn trong bụng mẹ, dây rốn là nơi cũng cấp dinh dưỡng cần thiết cho bé và cũng là nơi bé thải các chất từ cơ thể ra bên ngoài.

Trong y khoa, cuống rốn trẻ sơ sinh được xem là rác thải. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ, các nhà khoa học đã chứng minh, máu cuống rốn có vô số tế bào gốc quý giá, sản sinh nhiều loại tế bào khác nhau, hỗ trợ tích cực trong việc điều trị các bênh ung thư, bệnh hiểm nghèo trong tương lai, như :

  • Thay thế và phục hồi tủy xương bị hư hỏng hoặc bệnh trong suốt quãng đời của bé.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến máu , các vấn đề về máu.
  • Các khiếm khuyết di truyền chính xác (tự ghép /dị ghép)
  • Tiềm năng cho liệu pháp dùng tế bào và y học tái tạo

Theo thực tiến đã chứng minh, suốt nhiều năm qua, tế bào gốc trong máu ở cuống rốn trẻ sơ sinh đã cứu nguy và điều trị khỏi hẳn hơn 80 ca bệnh khác nhau như : ung thư, rối loạn máu, thiếu tế bào miễn dịch trong cơ thể trẻ nhỏ lẫn người trưởng thành. Thậm chí tế bào này cũng giúp chữa tốt các bệnh liên quan đến bạch cầu suy giảm, bệnh ung thư hạch không Hodgkin, bệnh Hodgkin và cả bệnh suy tủy xương. Ngoài ra, thêm những căn bệnh “khó nhằn" như bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc bệnh huyết tán cũng được hỗ trợ chữa bởi việc cấy ghép này.

2, Ai là người cần lưu trữ tế bào máu cuống rốn ?

Việc lưu trữ tế bào máu cuống rốn là sử dụng phần tế bào trong máu ở cuống rốn trẻ sơ sinh sau khi chào đời, lưu vào nơi đảm bảo vệ sinh như các bệnh viện Quốc tế hay Ngân hàng máu cuống rốn có ững dụng khoa học – công nghệ tiên tiến.

Những thành viên trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư hay rối loạn bẩm sinh, hoặc đơn giản là các gia đình muốn đảm bảo vấn đề sức khỏe của trẻ cũng như người thân trong gia đình (có các chỉ số cơ thể phù họp) sau này là những đối tượng cần ứng dụng phương pháp lưu trữ tế bào gốc.

Các trẻ bị bại não, tự kỷ ngay từ nhỏ,  não úng tủy cho chính trẻ mới sinh hay thiếu oxy khi sinh, bướu cổ, đái tháo đường ở trẻ vị thành niên, cũng là đối tượng của phương pháp này.

Tại Pháp vào tháng 10 năm 1988, Khi một bé trai mới 5 tuổi nhưng bị mắc bệnh thiếu máu Fanconi nguy hiểm tính mạng, sau khi được chữa trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc trong máu của cuống rốn em gái ruột mới vừa chào đời. Bé trai sau 1 thời gian đã khoẻ bệnh, tuỷ mọc ổn định và sức khỏe vẫn duy trì tốt cho đến hiện tại.

Lấy và lưu trữ tế bào máy gốc hiện được coi như một dạng bảo hiểm sinh học. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, ba mẹ nên tìm hiểu phương pháp này.

Khi sử dụng phương pháp lưu trữ máu cuống rốn, trẻ sẽ nhận được sự bảo vệ toàn diện trong tương lai.

  • Đảm bảo chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bé, phương pháp y khoa có thể phát triển, trải qua công nghệ xử lý sẽ tạo ra các tế bào máu, tế bào mỡ, tế bào tụy, v.v.... có thể điều trị các căn bệnh nguy hiểm, khó chữa.
  • Xét theo tình hình thực tế về các ca phẫu thuật khi bệnh nhân cần những cá thể phù hợp với tế bào cấy ghép của mình để chữa trị những căn bệnh nguy hiểm nhưng phần lớn 70% lại không thể tìm được. Vì thế, nếu bé có lưu trữ tế bào máu nơi cuống rốn sẽ là nguồn “tài nguyên" vô cùng quý giá để có thể giúp chính con bạn vượt qua và có cơ hội sống sót cao nếu không may mắc phải các bệnh lý nêu trên. Tỷ lệ thành công là rất cao cho những ca bệnh này khi cấy ghép các tế bào cùng cá thể.
  • Lưu trữ sẵn tế bào gốc để giảm bớt gánh nặng về chi phí tìm kiếm người có tế bào cấy phù hợp trong phạm vi toàn nước hoặc thậm chí là Quốc tế. Chi phí mua mẫu dây rốn từ người khác ở nước ngoài có thể lên đến vài chục ngàn đô cho 1 lần mua.
  • Giảm bớt hiện tượng tế bào được cấy từ cá thể A vào cá thể B sẽ tấn công những tế bào sẵn có trong cơ thể B. Nói cách khác khoa học hơn, nghĩa lại hạn chế khả năng mảnh ghép chống lại các tế bào vật chủ hoặc đào thải cả tế bào vật chủ.
  • Phương pháp lấy máu nơi cuống rốn rất an toàn, không ảnh hưởng gì đến cả mẹ và bé nhưng lại rất hữu ích trong tương lai.
  • Gia tăng tỷ lệ thích ứng khi cấy ghép, giúp các mô và tế bào mới sinh trưởng mạnh mẽ, có thể chịu đựng được tốt vấn đề về các mô không phù hợp với nhau.
  • Có thể giúp điều trị trong suốt cuộc đời bé khi lượng tế bào máu gốc của cuống rốn là vô cùng phong phú.

3, Điều kiện và quy trình lấy tế bào máu cuống rốn.

Mặc dù các thao tác cũng như quy trình lấy máu cuống rốn được thực hiện rất dễ dàng nhưng để có thể lưu trữ được nó cần có các điều kiện như sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh:
  • Trẻ khi chào đời cần được đủ tháng, ít nhất là 36 tuần và cân nặng cần đạt mức 2,5 kg.
  • Sức khỏe của trẻ cần được ổn định, sau khi lấy mẫu, cần tiếp tục theo dõi trong 6 tháng liên tục để ra quyết định cuối cùng rằng liệu tế bào gốc ấy có thể sử dụng được không.
  • Đối với mẹ:
  • Phải thực hiện đăng ký khám tổng quát sức khỏe toàn diện đầy đủ trước khi sinh
  • Mẹ trẻ phải đảm bảo được bản thân không mắc các căn bệnh tiểu đường hay huyết áp, ung thư. Lúc sinh con mẹ không bị ốm hay sốt, v.v… Chỉ có như thế thì việc cắt và lưu trữ máu cuống rốn của con mới đạt được mục đích ban đầu đề ra.

Quy trình lấy máu cuống rốn diễn ra bao gồm 2 cách.  Để tách em bé ra khỏi bánh nhau cũng vậy.

Chuẩn bị dụng cụ: 2 ống đựng máu cho tĩnh mạch và động mạch, 4 kẹp rốn, 2 ống chích 2ml và đầu kim 21 loại có tráng ống Heparin.

Tiến hành lấy máu

Trường hợp 1: Khi bánh nhau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được lấy luôn từ dây rốn.

  • Ngay sau khi vừa sinh bé xong, bác sĩ sẽ tiến hành kẹp 1 đoạn cuống rốn dài khoảng 10cm, dùng 2 kẹp về phía trẻ và 2 kẹp về phía bánh nhau thai.
  • Tiến hành cắt và lấy máu ngay lúc này
  • Bác sĩ sẽ đưa kim tiêm vào miệng cuống và đi song song với đường mạch máu, tránh trường hợp kim sẽ đâm từ tĩnh mạch sang động mạch và dẫn đến sai lệch trong kết quả. Rút máu từ phía động mạch trước, sau đó đến tĩnh mạch.

Trường hợp 2: Sau xổ nhau sẽ treo lên và lấy máu

  • Sau khi sinh con xong, cổ tử cung của các mẹ sẽ tiến hành co thắt liên tục để đẩy phần nhau thai ra hết bên ngoài. Bác sĩ có thể đợi đến lúc này để lấy máu tạicuống rốn vẫn được
  • Phần nhau sau khi nằm bên ngoài, bác sĩ cũng sẽ tiến hành treo phần nhau lên, rồi dùng kẹp để kẹp phần cuống rốn với độ dài như trường hợp 1, sau đó tiến hành cắt ngay tại điểm đã định trước.

Sau đó cho kim tiêm đã chuẩn bị vào và lấy máu từ động mạch sang tĩnh mạch để kết quả chuẩn xác.

4, Nơi an toàn để lưu trữ máu cuống rốn.

Với nhiệt độ âm sâu nitơ lỏng -196 độ C giúp kéo dài thời gian sống của tế bảo đến 18 năm. Thời gian lưu trữ có thể kéo dài thậm chí đến 20 năm.

Danh sách các địa điểm an toàn để lưu trữ máu cuống rốn

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Dù chỉ mới được ra mắt và trở thành Trung tâm đầu tiên thuộc ngành Sản vào ngày 05 - 4 - 2018 nhưng bệnh viện cũng đã tiến hành rất nhiều ca lấy và lưu trữ tế bào máu gốc cuống rốn theo đầy đủ quy trình và áp dụng công nghệ tốt trong khâu bảo quản. Đây là một trong 6 nơi giúp ba mẹ có thể an tâm khi lưu trữ.

Bệnh viện Nhi Trung ương

Là một trong những cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam sở hữu Ngân hàng lưu trữ máu ở cuống rốn, bệnh viện Nhi Trung ương trong nhiều năm qua đã liên tục thực hiện hàng nghìn ca lấy và lưu trữ tế bào máu gốc của các gia đình. Với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên nghiệp của các bác sĩ “lão làng", đây chính là một trong 5 địa chỉ đáng tin cậy.

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Lưu trữ máu cuống rốn Viện Huyết học là một trong những cách giúp các gia đình an tâm hơn về tế bào gốc của con trong tương lai. Đặc biệt, việc sở hữu những thế mạnh và kiến thức tập trung về máu, các bệnh liên quan đến đường máu, và đực áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến, hiện đại được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn của FDA, khi lưu trữ máu cuống rốn Viện Huyết học sẽ đảm bảo được nguồn tế bào máu gốc nguyên vẹn trong thời gian lâu dài.

Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem

Thêm một ngân hàng máu cuống ở rốn tại Việt Nam cho các bậc cha mẹ tham khảo: Mekostem. Với việc chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng tế bào máu cuống tại rốn khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào năm 2010, Mekostem đã giúp hàng nghìn gia đình lưu trữ tế bào gốc cho con yêu để phục vụ cho quá trình chữa bệnh sau này.

Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP. HCM

Trong suốt hơn 10 năm có mặt và hoạt động, bệnh viện Truyền máu - Huyết học TPHCM đã trở thành  trung tâm tế bào gốc máu cuống rốn đáng tin cậy. Với bước đầu tiếp xúc với công nghệ lưu trữ này từ năm 2000, bệnh viện đã thực hiện việc cử những đội ngũ bác sĩ ưu tú sang Nhật và Đài Loan để học tập, đến nay bệnh viện đã có được cơ sở vật chất tân tiến, đảm bảo quy trình và cách bảo quản đúng đắn, lâu dài, hiệu quả cũng như sở hữu  các bác sĩ giỏi giang, giàu kinh nghiệm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec (ngân hàng máu thứ 5 đạt tiêu chuẩn tại Việt Nam)

Vinmec - 1 trong những trung tâm tế bào gốc máu cuống rốn không thể không nhắc đến bởi sự hiện đại, ưu việt trong các khâu lấy máu, xử lý và tiến hành lưu trữ, bảo mật thông tin khách hàng tốt tại Việt Nam.

Ngoài những đảm bảo về chất lượng cơ sở vật chất cũng như hiệu quả của việc cất giữ tế bào máu gốc của trẻ sơ sinh, Ngân hàng máu tế bào gốc của bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec còn mang đến cho khách hàng sự phục vụ hài lòng, nhiệt tình và đáp ứng nhu cầu khi có vấn đề xảy ra. Các bác sĩ Vinmec sẽ hỗ trợ bệnh nhân trong việc tìm kiếm nguồn máu trong cuống rốn phù hợp với kiểu gen HLA từ các ngân hàng lớn trên thế giới - HLA là 1 trong những điều kiện cần có và mang tính chất quyết định đến hiệu quả của các ca cấy ghép tế bào cho bệnh nhân. Cho dù bạn đang sử dụng các dịch vụ sinh con ở Vinmec hay không cũng vẫn sẽ được Vinmec thực hiện quy trình lấy - xử lý và lưu trữ tế bào máu gốc giống nhau khi bạn có nhu cầu. Các gia đình hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

5, Chi phí lưu trữ tế bào cuống rốn

Với những ưu điểm mà phương pháp này mang lại, chi phí cho việc lưu trữ máu cuống rốn không phải quá cao. Mức phí trung bình cho mỗi lần lấy và lưu trữ tế bào máu gốc là 25 triệu/ mẫu cho lần đầu tiên và sẽ là 22 triệu/ mẫu nếu gia đình có nhu cầu gửi tế bào máu gốc thêm một hoặc nhiều con tiếp theo của mình.

Đối với khoảng thời gian lâu hơn như 5 năm thì chi phí lưu trữ máu cuống rốn sau sinh sẽ là 15 triệu, 10 năm sẽ là 29 triệu và trên 17 năm thì 50 triệu.

Tính ra, trung bình mỗi năm mỗi gia đình sẽ chỉ phải trả phí lưu trữ khoảng 3 triệu đồng, tương đương với 250 nghìn đồng/ tháng. Đây là mức chi phí hoàn toàn chấp nhận được với điều kiện kinh tế hiện nay.

6, Những lưu ý khi thực hiện lấy máu cuống rốn

Để tham gia lấy máu tại cuống rốn, cơ thể mẹ cần đáp ứng các điều kiện sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của việc lấy và lưu trữ tế bào máu gốc từ cuống rốn của bé; các mẹ cần lưu ý bảo đảm sức khỏe tốt, không mắc bất cứ bệnh nan y khó chữa hay thậm chí là ốm sốt bình thường. Có như thế, quá trình sinh con lẫn lấy máu nơi cuống rốn mới diễn ra như ý.

Máu tại phần cuống rốn để chữa các bệnh mang tính bẩm sinh, di truyền, các loại ung thư và hiểm nghèo.

Có thể lấy tế bào máu gốc cuống của anh em để chữa bệnh, nhưng tỷ lệ đạt khoảng 25%, tốt nhất nên lấy của từng người để hiệu quả  cao nhất

Thời gian lưu trữ tế bào máu gốc cuống rốn có thể hơn 18 năm nếu trong điều kiện tốt nhất.

Sưu tầm


Cũ hơn Mới hơn

Lấy lại mật khẩu

DMCA.com Protection Status